Cơ sở sinh học Trần Thế

XÉN TỈA CÂY CON VÀ TỈA BỚT NẢI

Cơ sở sinh học Trần Thế giới thiệu kỹ thuật xén tỉa cây con và tỉa nải giúp chuối cấy mô đạt năng suất cao hơn và chất lượng chuối thương phẩm tốt hơn.

XÉN TỈA

Giữ lại cây con: Vườn chuối nào có lớp đất mặt dày, tiêu nước tốt, nên trồng theo chế độ giữ lại cây con. Ít ra có thể trồng theo cách này trong 2 -3 năm để tiết kiệm công lao động và nâng cao sản lượng. Nhằm đạt thời vụ sản xuất chuối theo yêu cầu tiêu thụ của nước ngoài, thời gian giữ lại cây con rất quan trọng. Giữ lại cây con từ tháng 2 đến giữa tháng 5 có sự khác biệt khá lớn đến thời kỳ thu hái. Những cây con giữ lại khi cây mẹ đã ra hoa kết trái, sinh trưởng nhanh hơn nên thời gian thu hoách sẽ sớm hơn 1-2 tháng so với những cây con được giữ lại từ khi cây mẹ chưa phát hoa, xén bỏ cây con ấy nơi sát mặt đất và khoét bỏ đỉnh sinh trưởng nhằm thúc đẩy mầm bên hông sinh trưởng thành cây kết trái cho năm sau. Khi giữ lại cây con nên chọn cây nằm ở vị trí thích hợp, có khoảng cách đồng đều với những cây chuối khác, không nên nằm dưới buồng chuối và nên chọn những cây mọc sâu, khỏe mạnh để tránh lòi thân củ lên mặt đất

Tỉa bỏ cây con: Khi cây mẹ nhảnh nhiều cây con hoặc thân củ sau khi trồng mọc qúa nhiều mầm cây, nên sớm tỉa bớt để tranh hao phí dưỡng phần của cây mẹ, ảnh hưởng tới thông gió và ánh sáng. Khi loại bỏ cây con phải cắt bỏ đỉnh sinh trưởng hoặc nhỏ 2 -3 giọt dầu DO vào trong nhưng không được phạm vào câu mẹ. Cách loại bỏ cây con tốt nhất là dùng dao kê sát mặt đất cắt bỏ phần thân của cây con, sau này mọc tiếp thì cắt tiếp, sau khi cắt bỏ 2 – 3 lần thì sẽ không còn mọc nữa. Cách loại bỏ cây này không làm lung lay cây mẹ, phần rễ ít bị tổn thương nên không gây đổ ngã, nhất là vào mùa gió bảo cần phải áp dụng cách này.

TỈA BỚT NẢI CHUỐI TRÊN BUỒNG CHUỐI

Thời gian tỉa nải: sau khi bông cái cây chuối phát triển đều, bắp chuối ở cuối buồng vẫn tiếp tục phát triển những bông đực và bông trung tính vô dụng làm tiêu hao dưỡng phần nên phải sớm cắt bỏ. Tốt nhất cắt bỏ vào lúc trái chuối của nải sau cùng hơi cong lên, như thế buồng chuối mới có thể phát triển đầy đủ và tăng thêm trọng lượng.

Yếu lĩnh trong tỉa nải: cây chuối có khả năng kết đến mười mấy nải trên một buồng, nhưng mà khó có thể đạt đến độ no tròn cho tất cả. Nên tùy theo vùng, thời thường cứ mỗi một lá lành nên chừa một nải. Cây chuối trồng trong mùa đông thời gian sinh trưởng kéo dài, nhưng tuổi thọ của lá lại ngắn, không nên chừa nhiều nải. Cây chuối vụ hè, nhằm phối hợp với yêu cầu tiêu thụ thị trường nước ngoài nên chừa ít nải. Bắt đầu từ năm nay quy cách ngoại tiêu nhằm phối hợp với yêu cầu người mua, hạn chế nghiêm ngặt những nải chuối quá khổ. Theo tiêu chuẩn ngoại tiêu, trọng lượng mỗi nãi chuoói từ 2.1 – 4.9 kg. Vậy nếu nải chuối đầu có trái quá ít hoặc trái mọc không đều, bờm sờm như đầu sư tử, hoặc trái quá nhiều có thể trên 5 kg và xếp thành 3 lớp, phải tùy thực tế mà tỉa bớt. Buồng chuối được tỉa bớt nải sẽ làm gỉam trọng lượng của những nải ở đoạn trên và làm tăng trọng lượng của nải ở đoạn dưới, làm cho các nải đều và có trọng lượng gần như nhau, nâng cao tỷ lệ chuối hợp quy cách xuất khẩu. Khi cần tỉa bớt nải chuối tren cùng một đoạn, nên tỉa nải có nhiều trái hơn ở phía trên đoạn, vì số lượng trái giảm bớt, có thể thúc đẩy trọng lượng nải chuối bình quân như nhau và trái chuối sẽ mọc ngay ngắn và đều đặn